Bài thơ Độ An Hải nhập Long Biên của Thẩm Thuyên Kỳ (656 - 714) là một trong những bài thơ rất sớm hiện biết có đề cập đến Ông Trọng. Thẩm Thuyên Kỳ là một trong những nhà thơ, nhà thư pháp nổi tiếng thời Đường. Ông từng bị đầy đến Hoan Châu (Nghệ An) làm quan.
Tìm hiểu thêmLý Thiên Vương sự tích hiện có hai văn bản còn lưu trữ, một đang lưu trữ tại tư gia, một bản ở kho sách của Viện NC Hán Nôm. Văn bản dùng ở đây là văn bản bản được định bản năm 1937 chép lại từ bản năm 1823 của gia đình ông Nguyễn Văn Tĩnh phường Thụy Phương.
Tìm hiểu thêmBài Hành Dương dữ Mộng Đắc phân lộ tặng biệt do nhà thơ nổi tiếng đời Đường Liễu Tông Nguyên1 (773- 819) sáng tác. Bài thơ này được viết vào quãng cuối đời, khi ông bị giáng chức đi đầy lần thứ hai vào năm 815.
Tìm hiểu thêmĐình Chèm thờ Đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng, tại đây diễn ra các nghi thức tế, lễ vào các ngày sóc (đầu tháng), ngày vọng (giữa tháng). Ngày 10 tháng Giêng giỗ Đức thánh Lý Ông Trọng, ngày 02 tháng Hai giỗ Đức bà Bạch Tịnh Cung. Đây cũng chính là nơi tổ chức lễ hội truyền thống còn gọi là Pháp hội diễn ra từ ngày 14, 15, 16 tháng Năm âm lịch hàng năm.
Tìm hiểu thêmTruyện Lý Ông Trọng được chép trong bộ sử Đại Việt sử ký toàn thư, được biên soạn trong khoảng 400 năm từ đời Trần đến đời Lê, và được biên soạn lần cuối và cho khắc in bởi nhóm Lê Hy vào cuối thể kỷ 17 [Fedorin 2011: 48- 52]. Đây là bộ sử chính thống, quan phương đầu tiên có ghi nhận về tín ngưỡng thờ đức Thánh Chèm.
Tìm hiểu thêmViệt điện u linh tập là một tuyển tập truyện sưu tầm những truyền thuyết dân gian về những vị thần thuộc "cõi u linh của nước Việt"
Tìm hiểu thêmBài thơ Họa Đại Minh sứ đề Nhị Hà dịch của Phạm Sư Mạnh1 范師孟 (?- ?) đỗ Thái học sinh đời Trần Minh Tông (1314- 1329) là một trong những bài thơ sớm nhất có đề cập đến đền Ông Trọng. Bài thơ là bài thứ ba trong số ba bài mà Phạm Sư Mạnh viết trong mùa xuân năm Đại trị thứ 2 (1359) nhân dịp sứ nhà Minh sang nước ta thông hiếu, có đề thơ tại trạm dịch sông Nhị Hà (theo Toàn thư).
Tìm hiểu thêmBài thơ Lý Thiên Vương thi, theo được phụ chép trong Lĩnh Nam chích quái, nhưng không nói rõ là của ai. Khảo trong Lý Thiên Vương sự tích thì bài này là của Tiến sĩ Đặng Minh Khiêm1- một trong những danh sĩ nổi tiếng thời Hồng Đức triều vua Lê Thánh Tông. Đặng Minh Khiêm vốn là một nhà thơ sở trường về mảng đề tài vịnh sử. Và bài thơ này là một trong những bài thơ vịnh sử sớm nhất hiện biết về Lý Ông Trọng.
Tìm hiểu thêmBài Lý Ông Trọng lấy từ sách Nhàn ngâm chư phẩm thi tập, phụ chép sau sách Hồng Đức quốc âm thi tập. Trước nay, các bản phiên chú đã công bố đều cho Nhàn ngâm chư phẩm thi tập là một phần của Hồng Đức quốc âm thi tập, vì thế coi bài này thuộc sáng tác của vua Lê Thánh Tông vào cuối thế kỷ 15.
Tìm hiểu thêmĐại Nam quốc sử diễn ca là bộ diễn ca lịch sử được biên soạn vào triều Nguyễn bởi Lê Ngô Cát (1827- ?), được khắc in lần đầu năm 1870 đời vua Tự Đức. Bộ sử này ghi lại lịch sử từ thời Hồng Bàng đến thời Lê Chiêu Thống. Trong đó, phần về Lý Ông Trọng bắt đầu từ câu 582 đến câu 598. Trước nay, đã có 15 bản phiên âm chú thích tác phẩm này.
Tìm hiểu thêmBài “Tứ linh thi” khắc trên bức trạm cuốn thư, theo mô típ “phượng hàm thư”. Trên bức cốn tại nhà tiền tế có phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Bài thơ hiện chưa rõ tác giả là ai.
Tìm hiểu thêm